Hải Dương có những lễ hội gì ?

Hải Dương là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, với truyền thống lịch sử hàng trăm năm. Nơi đây có những lễ hội văn hóa đặc sắc vẫn được duy trì đến ngày nay. 



{tocify} $title={Những lễ hội của  Hải Dương}

Hội đền Gốm

Thời gian: 13 – 21/8 âm lịch.
Địa điểm: Xã Cổ Thành, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Tướng Trần Khánh Dư, người có công lớn đánh chìm toàn bộ đoàn thuyền lương của quân Nguyên ở cửa biển Quảng Ninh 1288.
Đặc điểm: Rước thần ra đình, tế lễ,  đua thuyền.

Hội đền Quan Lớn Tuần Tranh

Thời gian: 14/2 âm lịch.
Địa điểm: Thị trấn Ninh Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Thần sông.
Đặc điểm: Lễ bái, lên đồng, hầu bóng, hát chầu văn.


Hội đền Sinh

Thời gian: 11/8 âm lịch.
Địa điểm: Làng An Mô, xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Chu Huy Công, Chu Phúc Uy, tướng giỏi của Lý Bôn.
Đặc điểm: Dâng hương cúng giỗ suốt ngày, cúng tế ở đền, chơi cờ tướng, chọi gà, hầu bóng.


Hội đền Yết Kiêu

Thời gian: 15/1 và 15/8 âm lịch.
Địa điểm: Thôn Quát, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Yết Kiêu (danh tướng của Trần Hưng Đạo giỏi bơi lặn, có tài thuỷ chiến).
Đặc điểm: Lễ mộc dục, thi cỗ hộp, rước tượng, múa tứ linh, đòn bát cống, đua thuyền, đánh cờ, đánh đáo đĩa.

Hội Côn Sơn

Thời gian: Hội thu: 16 – 20/8 âm lịch; Hội xuân: 18 – 22/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Nguyễn Trãi – nhà quân sự, chính trị thiên tài và là nhà văn lớn của dân tộc Việt Nam thế kỷ 15, sư Huyền Quang, (một trong ba vị sáng lập thiền phái Trúc Lâm).
Đặc điểm: Dâng hương, tưởng niệm, bàn cờ tiên, đấu vật, chơi cờ.

Hội chùa Thanh Mai

Thời gian: 1 – 3/3  âm lịch.
Địa điểm: Xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Đức Phật, Trúc Lâm đệ nhị Tổ Pháp Loa.
Đặc điểm: Tưởng niệm ngày mất của Trúc Lâm đệ nhị Tổ Pháp Loa.

Hội chơi pháo đất

Thời gian: Tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: Xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Đặc điểm: Thi pháo đất, mỗi đội được dự thi 3 quả pháo đất. Thi pháo đất là hội tưởng niệm truyền thuyết dân làng đã cầu cho voi chiến thoát khỏi sa lầy trên đường đi đánh giặc và cũng là tục cầu sấm, cầu mưa của cư dân nông nghiệp cổ xưa.

Hội làng Kê Khẩu

Thời gian: 16 – 18/10 âm lịch.
Địa điểm: Làng Kê Khẩu, xã Văn Đức, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Trần Hiển Đức – Phó Nguyên soái (thời nhà Trần), có công lớn chống Nguyên Mông và hai bà phu nhân của ông.
Đặc điểm: Dâng hương hoa, cúng tế tại nghè và miếu.

Hội Thượng Cốc

Thời gian: 12/1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Thượng Cốc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Nguyễn Công Nguyên, Thượng đẳng phúc thần đại vương, có công đánh giặc thời Lý Nhân Tông.
Đặc điểm: Tế lễ tưởng niệm.


Hội Tuệ Tĩnh

Thời gian: 14/2 âm lịch.
Địa điểm: Xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn:  Thánh y sư Tuệ Tĩnh.
Đặc điểm: Lễ dâng hương, lễ thánh vị, xin thuốc lá về uống (lá cây thuốc trồng quanh đền).

Hội Vạn Niên

Thời gian: 12 – 18/1 âm lịch.
Địa điểm: Thị trấn Nam Sách, huyện Nam  Sách, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Trạng nguyên Quý Minh, có công với nhà Lê, “Đổng bộ Thượng thư. Dực  bảo trung hưng thượng đẳng thần”.
Đặc điểm: Hội kỷ niệm chiến công, diễn hội trận “Xông hệ”.

Lễ hội đền Cao

Thời gian: 22 – 24/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng và 5 anh em họ Vương giúp Lê Đại Hành phá giặc Tống: Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng, Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu.
Đặc điểm: Rước 6 kiệu với đội múa rồng và múa lân đi đầu.

Lễ hội đền Kiếp Bạc

Thời gian: 15-20/8 âm lịch.
Địa điểm: xã Hưng Ðạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Đối tượng suy tôn:Trần Quốc Tuấn

Đặc điểm: Lễ tế, rước kiệu Thánh. 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Top Hai Duong

Một số lưu ý khi bình luận


1. Nội dung bình luận đúng với chủ đề bài viết và không chứa các từ ngữ thô tục.

2. Nội dung bình luận không kèm theo các link spam.

Hãy để lại ý kiến đóng góp để chúng tôi có nhiều bài viết chất lượng hơn.